HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO TRONG DOANH NGHIỆP

Bên cạnh Hợp đồng lao động thì Hợp đồng đào tạo là một dạng hợp đồng thường gặptrong mối quan hệ lao động của Doanh nghiệp với người lao động, người học việc. Các vấn đề liên quan đến Hợp đồng đào tạo xoay quanh các vấn đề như chi phí đào tạo, thời gian đào tạo, cam kết làm việc cho doanh nghiệp sau khi đào tạo, bồi hoàn chi phí đào tạo….

Do đó nhiều Qúy Doanh nghiệp còn khá lúng túng trong việc áp dụng các quy định pháp luật trong quá trình thỏa thuận và ký kết loại hình hợp đồng này. Công ty Luật Đỉnh Phong đưa ra một số phân tích khía cạnh pháp lý về loại hình hợp đồng này.

Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật Lao động 2019;Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/12/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

1. HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO LÀ GÌ?

1.1 Khái niệm:

Hợp đồng đào tạo là thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình  độ,  kỹ  năng  nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

1.2   Nội dung cơ bản của hợp đồng lao động:

Hợp đồng đào tạo bao gồm các nội dung chính sau:

  • Nghề đào tạo;
    • Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;
    • Chi phí đào tạo;
    • Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;
    • Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
    • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
    • Giải quyết tranh chấp;
    • Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng.

1.3  Cơ sở pháp lý:

Điều 62 Bộ luật lao động 2019 quy định về Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề:

“1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

  • Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
  • Nghề đào tạo;
  • Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
  • Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
  • Ghi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo; đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
  • Trách nhiệm của người lao động.
  • Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.”

2. HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO:

Hợp đồng đào tạo được xác lập dưới các hình thức sau đây:

  • Bằng lời nói: hợp đồng đào tạo (hợp đồng học nghề, dạy nghề) bằng lời nói chỉ được sử dụng trong một số trường hợp mà nội dung thỏa thuận đơn giản và thời hạn đào tạo ngắn.

2.2   Bằng văn bản:

  1. Các trường hợp ký HĐ: Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản” (Theo Điều 62 bộ luật lao động 2019)

  • Hợp đồng đào tạo, học nghề bằng văn bản có thể được sử dụng trong mọi trường hợp. Đặc biệt, hợp đồng đào tạo dạng văn bản là bắt buộc đối với việc đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo ở trong nước hoặc nước ngoài sử dụng kinh phí của người sử dụng lao động.
  • Các điều kiện của Hợp đồng đào tạo được coi là hợp pháp: khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật:
    • Chủ thể giao kết
    • Nguyên tắc giao kết
    • Nội dung giao kết
    • Hình thức của hợp đồng

d) Điều kiện chủ thể ký kết hợp đồng đào tạo:

Người học nghề, người tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề. Người học nghề, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hànhphải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao (khoản 4 điều 61 BLLĐ).

  • Hợp đồng đào tạo vô hiệu có hai mức độ: vô hiệu từng phần và vô hiệu toàn bộ
    • Vô hiệu từng phần khi có một hoặc một số nội dung vi phạm pháp luật
    • Vô hiệu toàn phần trong trường hợp vi phạm điều cấm của luật về các vấn đề như : nghề học bị cấm, chủ thể giao kết hợp đồng không đáp ứng các điều kiện luật định, vi phạm nguyên tắc giao kết (không tự nguyện, bị lừa dối, ép buộc…)

3.   VẤN ĐỀ VỀ BỒI HOÀN CHI PHÍ ĐÀO TẠO CHO DOANH NGHIỆP

3.1  Các trường hợp phải bồi hoàn chi phí đào tạo cho doanh nghiệp:

Căn cứ theo Điều 62, Bộ Luật Lao Động 2019 thì bao gồm 3 trường hợp về việc bồi hoàn chi phí đào tạo cho doanh nghiệp như sau:

  1. Nếu ký kết một hợp đồng hay thỏa thuận về đào tạo việc làm của công ty theo Điều 62, Bộ luật lao động và có điều khoản về trách nhiệm hoàn trả chi phí hoặc bồi thường do vi phạm. Người lao động không thực hiện đúng theo hợp đồng, thỏa thuận này thì phải bồi thường nếu vi phạm thỏa thuận theo hợp đồng đã giao kết kể cả khi bạn chấm dứt hợp đồng lao động hay đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật.
  2. Hợp đồng, thỏa thuận đào tạo không có điều khoản về trách nhiệm hoàn trả chiphí hoặc bồi thường do vi phạm. Người lao động sẽ không phải bồi thường nếu chấm dứt hợp đồng theo pháp luật hay đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật.
  3. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Người lao động phải bồi thường chi phí đào tạo kể cả hợp đồng đào tạo không quy định về trách nhiệm bồi thường.

Theo pháp luật lao động hiện hành,về nguyên tắc người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động trong trường hợp vi phạm hợp đồng đào tạo nghề. Tuy nhiên, quy định về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo nghề của người lao động hiện nay còn nhiều bất cập, dẫn đến nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau, gây khó khăn, lúng túng cho doanh nghiệp và người lao động, cũng như các cơ quan tố tụng khi giải quyết các tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề.

Căn cứ theo Điều 62 BLLĐ 2019 thì người lao động và doanh nghiệp phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp trong thời gian lao động. Trong hợp đồng đào tạo nghề phải có nội dung về thời gian người lao động cam kết phải làm việc cho doanh nghiệp sau khi được đào tạo, chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo của người lao động. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào doanh nghiệp và người lao động cũng ký hợp đồng đạo tạo nghề. Có nhiều doanh nghiệp thực hiện đào tạo người lao động theo chính sách chung về lao động và đào tạo của doanh nghiệp, hoặc theo điều khoản về đào tạo nghề đượcquy định trong hợp đồng lao động mà không ký hợp đồng đào tạo với người lao động. Hoặc cũng có trường hợp doanh nghiệp và người lao động có ký hợp đồng đào tạo nghề nhưng trong hợp đồng không quy định rõ về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo của người lao động. Điều này có thể xuất phát từ thói quen của doanh nghiệp, cũng có thể do doanh nghiệp chưa hiểu đúng hoặc chưa được tư vấn đầy đủ các quy định pháp luật, hoặc vì những lý do khác.

3.2 Về mức bồi hoàn chi phí cho doanh nghiệp:

Khoản 3 Điều 62 BLLĐ 2019 quy định về chi phí đào tạo nghề như sau:

“Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo”.

Đây là căn cứ để xác định mức bồi hoàn chi phí đào tạo cho doanh nghiệp.

Trên thực tiễn giải quyết các tranh chấp về yêu cầu hoàn trả kinh phí đào tạo nghề, trường hợp người lao động đồng ý về khoản chi phí đào tạo và bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp theo hợp đồng đào tạo nghề đã ký kết mà không yêu cầu tòa án xác định lại khoản tiền bồi thường này, thì tòa án sẽ tôn trọng ý chí tự nguyện của các bên theo đúng nguyên tắc thỏa thuận tự nguyện trong giải quyết tranh chấp dân sự được quy định tại khoản 2 Điều 5 BLTTDS 2015 và nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết tranh chấp lao động.

Ngược lại, trong trường hợp người lao động không chấp nhận mức chi phí đào tạo và bồi thường thiệt hại theo hợp đồng đào tạo nghề đã ký và yêu cầu tòa án xác định lại khoản chi phí đào tạo hoàn trả cho doanh nghiệp thì thông thường tòa án sẽ chỉ xác định mức chi phí đào tạo mà người lao động phải hoàn trả căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 62 BLLĐ 2019 mà không chấp nhận các khoản bồi thường thiệt hại khác ngoài chi phí đào tạo do doanh nghiệp đã bỏ ra. Do vậy, để tránh những rắc rối có thể gặp phải trong quá trình giải quyết tranh chấp về bồi thường kinh phí đào tạo thì doanh nghiệp cần thỏa thuận cụ thể, chi tiết mức kinh phí đào tạo và các khoản bồi thường thiệt hại mà người lao động phải bồi thường trong hợp đồng đào tạo nghề. Đối với các khoản bồi thường thiệt hại (nếu có) cần thỏa thuận rõ đây là khoản cam kết tự nguyện của hai bên sẽ tự nguyện thực hiện theo đúng cam kết mà không yêu cầu tòa án xác định lại trong mọi trường hợp. Trường hợp trong hợp đồng đào tạo nghề có thỏa thuận về các khoản bồi thường thiệt hại khác ngoài chi phí đào tạo được quy định tại khoản 3 Điều 62 BLLĐ 2019 thì doanh nghiệp cần phải chuẩn bị và cung cấp cho tòa án các chứng cứ hợp lệ làm căn cứ để xác định mức thiệt hại thực tế mà doanh nghiệp yêu cầu người lao động phải bồi thường.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *