Category Archives: Hôn nhân & Gia đình

THỦ TỤC YÊU CẦU TUYÊN BỐ MẤT TÍCH?

Hiện nay, việc xác lập giao dịch với một người cá nhân đi khỏi nơi cư trú; đi biệt tích; không liên lạc trong một thời gian dài dẫn đến những khó khăn cho những người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến các cá nhân đó trong trường hợp thực hiện các thủ tục pháp lý có sự ý kiến của họ?

Theo đó trong trường hợp đáp ứng các điều kiện thì người có quyền, nghĩa vụ luên quan đến người biệt tích hoàn toàn có quyền thực hiện yêu cầu tuyên bố mất tích.

Vậy thủ tục yêu cầu tuyên bố một người mất tích gồm những gì? Điều kiện, trình tự thủ tục tiến hành như thế nào? Và hậu quả pháp lý gì sẽ xảy ra trong trường hợp một cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích? Sau đây Luật Đỉnh Phong sẽ cùng giải đáp những thắc mắc đó cho Qúy độc giả:

 

1. Điều kiện được yêu cầu tuyên bố mất tích

Căn cứ theo Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ điều kiện để yêu cầu tuyên bố một cá nhân mất tích gồm:

– Phải biệt tích 02 năm liên tục trở lên. Trong đó, biệt tích có thể hiểu là không thấy bất cứ thông tin, tin tức nào về việc người đó còn sống hay đã chết hay hiện đang ở đâu.

– Người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến người biệt tích đã dùng đầy đủ các biện pháp để thông báo, tìm kiếm thông tin của người đó nhưng không có tin tức xác thực về việc người này còn sóng hay đã chết như thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi người này cư trú; đăng trên báo của Trung ương, cổng thông tin điện tử hoặc phát sóng trên đài phát thanh/đài truyền hình Trung ương…

(gửi đơn yêu cầu tuyên bố mất tích đến Tòa án có thẩm quyền)

– Có gửi đơn yêu cầu tuyên bố người mất tích đến Toà án.

Như vậy, để được Toà án ra quyết định tuyên bố một người mất tích, người yêu cầu phải là người có quyền, lợi ích liên quan và phải có đơn yêu cầu khi người bị yêu cầu mất tích đáp ứng các điều kiện nêu trên.

2. Thủ tục yêu cầu tuyên bố mất tích

2.1. Ai được yêu cầu tuyên bố một người mất tích?

Người được gửi yêu cầu tuyên bố một người mất tích là người có quyền, lợi ích liên quan đến người bị tuyên bố mất tích đó (căn cứ khoản 1 Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Theo đó, người có quyền, lợi ích liên quan đến một cá nhân khác có thể kể đến: Người thân (cha mẹ, vợ chồng, con đẻ, con nuôi…) hoặc người có liên quan đến giao dịch với người bị tuyên bố mất tích (người cho vay tiền, người đi vay…)

2.2 Hồ sơ yêu cầu gồm những gì?

Căn cứ Điều 387 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, hồ sơ yêu cầu tuyên bố một người mất tích bao gồm:

– Đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.

– Tài liệu, chứng cứ chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liên tục trở lên mà không có bất cứ thông tin xác thực nào về việc người này còn sống hay đã chết.

– Giấy tờ chứng minh việc đã sử dụng các biện pháp thông báo tìm kiếm của người yêu cầu với người bị tuyên bố mất tích: Quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú (bản sao – nếu có).

2.3 Gửi hồ sơ yêu cầu đến đâu?

Thẩm quyền giải quyết thủ tục yêu cầu tuyên bố mất tích căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 là Toà án nơi mà người bị yêu cầu tuyên bố mất tích có nơi cư trú cuối cùng trước khi mất liên lạc.

2.4 Thời gian giải quyết có lâu không?

Từ khi yêu cầu tuyên bố mất tích đến khi Toà án ra quyết định tuyên bố một người mất tích sẽ trải qua 05 tháng nếu đơn yêu cầu được giải quyết. Cụ thể gồm các bước sau đây:

Bước 1: Nộp đơn

Người có quyền, lợi ích liên quan nộp đơn yêu cầu và các chứng cứ kèm theo cho Toà án có thẩm quyền nêu trên.

Bước 2: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu

Ở bước này, Toà án sẽ thực hiện việc ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu.

Thời hạn thông báo là 04 tháng kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu.

Bước 3: Giải quyết thủ tục yêu cầu tuyên bố mất tích

Sau khi hết thời hạn thông báo, Toà án sẽ mở phiên toà xét đơn yêu cầu trong thời gian 10 ngày. Nếu chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án sẽ ra quyết định tuyên bố người này mất tích.

Nếu trong thời gian thông báo, người bị yêu cầu trở về và yêu cầu Toà án đình chỉ xét đơn thì Toà án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.

2.5 Chi phí phải nộp khi yêu cầu tuyên bố mất tích

Lệ phí sơ thẩm yêu cầu tuyên bố một người mất tích là 300.000 đồng theo danh mục lệ phí Toà án tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.

3. Hậu quả của việc một cá nhân bị tuyên bố mất tích?

Hậu quả pháp lý cơ bản liên quan đến người bị Tòa án tuyên bố mất tích ở các yếu tố: Tư cách chủ thể, quan hệ hôn nhân và quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích.

3.1 Tư cách chủ thể của cá nhân bị tuyên bố mất tích:

Khi Tòa án ra quyết định tuyên bố mất tích thì điều đó đồng nghĩa với việc tư cách chủ thể của người bị tuyên bố mất tích bị tạm thời dừng lại. Việc tạm dừng tư cách chủ thể được thể hiện bằng việc trong trường hợp nếu có giao dịch được xác lập sau khi cá nhân này bị tuyên bố mất tích thì cần xem xét để xác thực thông tin và phải làm thủ tục hủy quyết định tuyên bố mất tích để khôi phục tư cách chủ thể của cá nhân đó.

Khi tư cách chủ thể cá nhân này tạm dừng nên giao dịch được xác lập có chủ thể bị tuyên bố mất tích xác lập, thực hiện thì giao dịch này không có hiệu lực.

Do đó việc một cá nhân bị tuyên bố mất tích bị ảnh hưởng rất nhiều tới tư cách chủ thể.

3.2 Quan hệ hôn nhân:

Khi một bên vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích thì hôn nhân không chấm dứt mà là căn cứ để Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của họ ly hôn khi có yêu cầu.

Cụ thể tại Khoản 2 Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xỉn ỉy hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình”.

Điều này phù hợp với khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”

Đây là quy định cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ hoặc chồng người mất tích. Họ có quyền yêu cầu Tòa án cho ly hôn vì lý do người chồng hoặc vợ của họ mất tích và nhiều quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trong trường hợp một người xin ly hôn với lý do vợ hoặc chồng của mình bị tuyên bố mất tích theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan đến tài sản thì phải xuất trình trước Tòa án bản quyết định của Tòa án trước về việc tuyên bố vợ hoặc chồng mình mất tích. Nếu Tòa án quyết định tuyên bố mất tích theo yêu cầu của chồng hoặc vợ của người mất tích với mong muốn xin ly hôn vắng mặt thì hợp nhất Tòa án sẽ giải quyết cả hai yêu cầu mà không cần mở hai phiên tòa để giải quyết hai việc khác nhau.

3.3 Quản lý tài sản thuộc sở hữu của cá nhân bị tuyên bố mất tích:

Việc quản lý tài sản của cá nhân bị tuyên bố mất tích cũng là một trong những vấn đề pháp lý được quan tâm và đặt ra.

Theo đó, tài sản của người bị Tòa án tuyên bố mất tích được giao cho người quản lý theo quy định tại Điều 69 Bộ luật Dân sự năm 2015 cụ thể như sau:

(Quản lý tài sản sở hữu cá nhân của người bị tuyên bố mất tích)

Trước hết, người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích. Việc quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích được thực hiện theo nguyên tắc người đang quản lý tài sản (theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Bộ luật Dân sự năm 2015) tiếp tục quản lý sài sản của người bị tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Tuy nhiên, sẽ phát sinh trường hợp thay đổi người quản lý tài sản khi người đó không thể tiếp tục thực hiện việc quản lý tài sản vì những lý do chính đáng như không có khả năng để thực hiện nghĩa vụ của người quản lý tài sản hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Ngoài ra việc thay thế người quản lý tài sản cũng đặt ra khi người đó bị tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc chết… vấn đề này chưa được Bộ luật Dân sự quy định cụ thể nhưng trong thực tế khi xảy ra vấn đề này thì Tòa án sẽ xem xét và có quyết định thay đổi người quản lý tài sản cho người mất tích khi có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.

Ngoài ra, trong trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý. Nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất’tích quản lý. Neu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản. Người thân thích bên cạnh vợ, con, bố, mẹ thì có thể là anh, chị, em ruột, ông bà nội, ông bà ngoại, cô, dì, chú, bác, cậu ruột của cá nhân này.

Như vậy, nếu một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích thì những vấn đề liên quan đến tài sản được giải quyết như sau:

+ Đối với tài sản riêng của họ, nếu họ đang ủy quyền cho ai quản lý thì người đó tiếp tục quản lý;

+ Đối với tài sản riêng của họ nhưng nằm trong tài sản thuộc sở hữu chung theo phần thì chủ sở hữu chung sẽ tiếp tục quản lý;

+ Đối với tài sản riêng của họ hoặc tài sản của họ vẫn nằm trong khối tài sản chung của vợ chồng mà người vợ hoặc người chồng đang quan lý thì người này tiếp tục quản lý, trừ trường hợp người vợ hoặc người chồng của họ chết, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp đó, con đã thành niên hoặc cha, mẹ của họ quản lý tài sản. Trong trường hợp không còn ai trong số những người trên thì Tòa án chỉ định một trong số những người thân thích của họ quản lý tài sản hoặc chỉ định người khác quản lý tài sản.

Bên cạnh căn cứ Điều 67 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc người quản lý được hưởng những quyền được thì người quản lý chỉ được bán tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng. Tức là quyền định đoạt tài sản của người quản lý bị hạn chế. Điều này chưa phù hợp trong trường hợp riêng biệt. Ví dụ như trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 79 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: ‘Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình”  và Khoản 2 Điều 30 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ đế đáp ứng nhu câu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên”.

Như vậy, khi một bên vợ hoặc chồng là người quản lý tài sản riêng của người bị mất tích mà tài sản chung không còn thì nên cho phép người quản lý tài sản định đoạt tài sản riêng của người mất tích nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Trong trường hợp vợ, chồng áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận mà một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích thì pháp luật điều chỉnh quản lý tài sản và định đoạt tài sản cũng không có sự khác biệt nếu trong văn bản thỏa thuận không dự liệu. Nếu người vợ hoặc người chồng với tư cách là người quản lý tài sản của người mất tích mà không thực hiện nghĩa vụ thông báo về chế độ tài sản theo thỏa thuận trong giao dịch với người thứ ba thì người thứ ba được coi là ngay tình và được bảo vệ theo quy định của pháp luật.

4. Dịch vụ Luật sư tư vấn về thủ tục yêu cầu tuyên bố một người mất tích tại Tòa án.

          Nếu quý khách cần một đơn vị hỗ trợ pháp lý trong việc tư vấn, hướng dẫn về thủ tục tuyên bố một người mất tích tại Tòa án, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Ngoài việc tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến yêu cầu của quý khách hàng, chúng tôi còn trực tiếp soạn thảo hồ sơ, đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước cho đến khi nhận được kết quả cuối cùng

LUẬT ĐỈNH PHONG tự tin với đội ngũ chuyên viên tư vấn, luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn pháp luật sẽ mang đến cho quý khách những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về cấp Thủ tục tuyên bố một người mất tích tại Tòa án LUẬT ĐỈNH PHONG gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với LUẬT ĐỈNH PHONG để được tư vấn trực tiếp.

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỈNH PHONG

Địa chỉ: Số 108 Trần Đình Xu, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.HCM

Hotline: 0941 941 768

Email: luatdinhphong2020@gmail.com

 

 

 

 

Chồng bị mất tích thì vợ có được ly hôn không?

Chồng bị mất tích thì vợ có được ly hôn không? Chào Luật sư, tôi có thắc mắc này mong được giải đáp ạ. Tôi và chồng đã kết hôn được 10 năm, có 01 con chung. Cuộc sống hôn nhân của vợ chồng tôi không được hạnh phúc; vợ chồng thường xuyên cãi vả […]

CÓ ĐƯỢC THỎA THUẬN VỀ TÀI SẢN TRƯỚC KHI KẾT HÔN KHÔNG ?

Việc kết hôn, dựng vợ gả chồng là một mưu cầu hạnh phúc của các cặp đôi. Khi kết hôn, đôi lứa đều mong muốn cuộc sống hôn nhân sẽ hạnh phúc mãi mãi, sống tới đầu bạc răng long. Tuy nhiên cuộc sống muôn vạn nẻo, không thể lường trước được bất cứ điều […]