Trong một doanh nghiệp thì vấn đề nhãn hiệu hàng hóa luôn được chú trọng, được xem là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp ấy và nó có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến sự cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Hầu hết các doanh nghiệp đều có chiến lược đầu tư, xây dựng nhãn hiệu của riêng mình, bằng mọi giá đưa nhãn hiệu của mình thành nhãn hiệu nổi tiếng.
Nhãn hiệu và vấn đề bảo hộ nhãn hiệu luôn là vấn đề nóng, bức xúc được đặt ra bởi việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đặc biệt là những nhãn hiệu nổi tiếng. Vậy theo quy định của pháp luật Việt Nam nhãn hiệu nổi tiếng là gì?“Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”
Theo đó, một nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu nổi tiếng thì nhãn hiệu đó phải được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Với quy định này, pháp luật đã đưa ra được phạm vi nổi tiếng của nhãn hiệu phải trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, nếu một nhãn hiệu nổi tiếng trên phạm vi toàn thế giới mà không được người tiêu dùng Việt Nam biết đến trên toàn lãnh thổ Việt Nam thì nhãn hiệu đó cũng không được coi là nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra, để xác định xem một nhãn hiệu có được xem là nhãn hiệu nổi tiếng hay không thì phải dựa vào các tiêu chí để đánh giá như tiêu chí về số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo; tiêu chí về thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu; tiêu chí về uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu…v.v các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Điều 75 Luật Sở hữu Trí Tuệ 2019.
Tiêu chí nào được sử dụng để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng?
Để xác đinh được nhãn hiệu nổi tiếng thì dựa trên những tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng như sau:
- Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
- Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
- Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
- Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
- Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
- Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
- Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Đặc điểm của nhãn hiệu nổi tiếng là gì?
Nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng có nhiều điểm khác biệt so với nhãn hiệu thông thường, được thể hiện thông qua những đặc trưng cơ bản dưới đây:
- Nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi. Khi nhắc đến hàng hóa, dịch vụ nào đó thì người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay đến nhãn hiệu đó. Ví dụ: Cà phê Trung Nguyên,…
- Nhãn hiệu có căn cứ xác lập quyền, có tiêu chí đánh giá, có cơ chế bảo hộ riêng, khác hoàn toàn so với nhãn hiệu thông thường. Ví dụ: Công ty sữa Vina milk,…
- Là kết tinh của nhiều yếu tố trong suốt một quá trình lâu dài. Những yếu tố đó có thể là uy tín, chất lượng sản phẩm, cung cách phục vụ,… Xe Phương Trang, Taxi Mai Linh,…
- Là một ưu thế kinh doanh của chủ sở hữu nhãn hiệu. Vì khi được khách hàng biết đến một cách rộng rãi, được khách hàng tin tưởng giúp công ty có được lợi thế cạnh tranh rất lớn đối với những Công ty khác cùng ngành. Ví dụ: Vietnam Airline so với Viet Jet hoặc JetStar,…Honda,…
- Là một tài sản vô hình có giá trị rất lớn đối với doanh nghiệp. Ví rượu mạnh Cognac của Pháp như Henessy, XO, Napoleon… Hay nước mắm Phú Quốc của Việt Nam.
Trên đây là một số phân tích của Luật Đỉnh Phong về nhãn hiệu nổi tiếng theo Luật sở hữu trí tuệ 2019.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn thêm về nhãn hiệu và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo đường dây nóng 0915 775 833 – Email: luatdinhphong2020@gmail.com.
Rất hân hạnh được hợp tác với Quý Khách !
Trân trọng