QUYỀN TỰ DO KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

 Trong cuộc sống chúng ta thường hay đề cập tới việc kinh doanh, buôn bán, và quyền tự do kinh doanh.

Vậy quyền tự do kinh doanh được hiểu là như thế nào, là mọi người được tự do thực hiện các hoạt động kinh doanh mà pháp luật không cấm hay tự do kinh doanh là được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật, có nghĩa là khi thực hiện các quyền cụ thể trong nội dung của quyền tự do kinh doanh, các chủ thể phải tuân thủ các điều kiện pháp luật quy định hoặc phải thực hiện một số nghĩa vụ tương ứng.

Luật Đỉnh Phong xin đưa ra một số luận điểm liên quan đến quyền tự do kinh doanh như sau:

Thế nào là quyền tự do kinh doanh?

Quyền tự do kinh doanh là một bộ phận hợp thành trong hệ thống các quyền cơ bản của công dân. Để có quan niệm đúng đắn về nó, trước hết cần tìm hiểu để nhận thức đầy đủ nội hàm các khái niệm quyền con người, quyền công dân nói chung dưới góc độ lịch sử. Mỗi bước phát triển của lịch sử xã hội loài người đều gắn liền với cuộc đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội nhằm giải phóng con người, làm cho con người ngày càng được tự do hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội, trong đó có lĩnh vực kinh doanh.

Trước hết, dưới góc độ chủ quan hay là nhìn dưới góc độ quyền chủ thể thì quyển tự do kinh doanh được hiểu là khả năng hành động một cách có ý thức của cá nhân, tổ chức trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở khía cạnh này, quyền tự do kinh doanh bao gồm một loạt các hành vi mà các chủ thể có thể xử sự như: tự do đầu tư tiên vốn để thành lập doanh nghiệp, tự do lựa chọn mô hình tổ chức kinh doanh, tự do lựa chọn đối tác để thiết lập quan hệ kinh doanh, tự do lựa chọn khách hàng, tự do lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp, tự do cạnh tranh. Những khả năng xử sự này là thuộc tính tự nhiên của chủ thể chứ không phải do Nhà nước ban tặng. Song, những khả năng xử sự đó muốn trở thành hiện thực thi phải được Nhà nước thể chế hóa bằng pháp luật và khi đó mới trở thành “thực quyền”. Chính vì vậy, quyền tự do kinh doanh với tư cách là quyền năng chủ thể cũng có giới hạn nhất định, các giới hạn này xuất hiện bởi những yêu tố chủ quan (mức độ ghi nhận của pháp luật, khả năng nắm bắt và thực hiện của con người) và cả những yếu tố khách quan (trình độ phát triển kinh tế, xã hội).

Mặt khác, dưới góc độ khách quan thì quyền tự do kinh doanh là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức thực hiện được trên thực tế quyền được tự do kinh doanh của mình Theo nghĩa này, quyền tự do kinh doanh chính là một chế định pháp luật. Như vậy, theo quan niệm này, quyền tự do kinh doanh không chỉ bao gồm những quyền của cá nhân hoặc pháp nhân được hưởng mà bao hàm cả trách nhiệm pháp lý của cơ quan nhà nước, cá nhân hoặc pháp nhân thực hiện các quyển đó.

Theo pháp luật Việt Nam quyền tự do kinh doanh và hoạt động của các thành phần kinh tế khác ngoài Nhà nước không được khuyến khích trong Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980. Đến Hiến pháp 1992, quyền tự do kinh doanh lần đầu tiên được ghi nhận chính thức tại Điều 57, theo đó “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Hiến pháp 1992. Kế thừa tinh thần đó, điều 33 Hiến pháp 2013 khẳng định người dân có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp của Việt Nam ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân. Mặc dù nó còn hạn chế ở phạm vi quyền tự do kinh doanh, các chủ thể chỉ được tự do kinh doanh trong các lĩnh vực mà pháp luật cho phép (tự do trong phạm vi đóng). Quyền tự do kinh doanh trong Hiến pháp 2013 đã có một bước tiến mới, cởi mở với nguyên tắc: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33). Quy định này hàm chứa hai ý quan trọng, đó là: mọi người có quyền tự do kinh doanh; và giới hạn của quyền tự do đó là những gì luật cấm, nói khác đi, muốn cấm cái gì, thì Nhà nước phải quy định bằng luật.

Cụ thể hoá quy định về quyền tự do kinh doanh trong Hiến pháp 2013, Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật đầu tư 2014 khẳng định “doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm” và “Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm”.

Tiếp thu tinh thần của Hiến pháp 2013 và Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 tiếp tục khẳng định Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Việc tự do kinh doanh này được thể hiện qua việc họ có toàn quyền tự chủ trong việc kinh doanh, toàn quyền lực chọn về hình thức cũng như ngành, nghề liên quan và cả những vấn đề khác liên quan như địa bàn, quy mô kinh doanh.

Quyền tự do kinh doanh bao gồm những quyền nào?

Cũng như các quyền khác, quyền tự do kinh doanh có nội dung rất cụ thể. Nội dung của quyền này không bất biến mà luôn có sự bổ sung theo hướng ngày càng đầy đủ, toàn diện hơn do sự hoàn thiện không ngừng của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta. Tuy nhiên, nội dung quyền tự do kinh doanh cơ bản bao gồm:

– Quyền tự do thành lập doanh nghiệp;

– Quyền tự do lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh (đối tượng kinh doanh);

 – Quyền tự do giao kết hợp đồng;

– Quyền tự do quyết định các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh;

– Quyền tự do cạnh tranh.

  1. Quyền tự do thành lập doanh nghiệp

Quyền tự do thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh là nội dung cơ bản của quyền tự do kinh doanh, là tiền đề thực hiện các quyền khác thuộc nội dung của quyền tự do kinh doanh. Các hoạt động kinh doanh chỉ có thể được tiến hành khi các chủ thể kinh doanh xác lập tư cách pháp lý. Với quyền tự do thành lập doanh nghiệp, các nhà đầu tư có khả năng quyết định lựa chọn mô hình kinh doanh và lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh thích hợp để tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao.

Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định: tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 trừ sáu trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 18 LDN năm 2014.

Kế thừa LDN năm 2014, LDN năm 2020 cũng quy định: tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ bảy trường hợp được quy định tại Khoản 2, Điều 17 LDN năm 2020.

Mặt khác, những trường hợp không có quyền thành lập quản lý doanh nghiệp cũng được quy định tại Điều 20 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018. Như vậy, mọi cá nhân, tổ chức không thuộc các trường hợp pháp luật cấm thì đều có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.

Các quy định pháp luật về quyền tự do thành lập doanh nghiệp đã tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho những đối tượng có quyền thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh, với nhiều loại ngành nghề kinh doanh, nhiều mô hình tổ chức kinh doanh để các nhà đầu tư lựa chọn; các thủ tục thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh được đơn giản hóa.

  1. Quyền lựa chọn ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh (đối tượng kinh doanh)

Quyền tự do lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh được hiểu là việc cá nhân, tổ chức được quyền tự mình lựa chọn những ngành nghề mà mình muốn kinh doanh trong pháp vi ngành ngề mà pháp luật không, đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì việc kinh doanh được thực hiện sau khi đáp ứng đủ các điều kiện của ngành nghề đó.

Thứ nhất, về việc tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm. Khoản 1, Điều 7, LDN 2020 quy định doanh nghiệp có quyền “tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” và trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hiện nay không cần phải ghi ngành nghề kinh doanh. Như vậy, ngoài danh mục ngành nghề cấm kinh doanh theo quy định của Pháp luật thì doanh nghiệp có thể lựa chọn bất cứ ngành nghề kinh doanh nào để kinh doanh mà không cần có sự cho phép của cơ quan đăng ký kinh doanh.

Thứ hai, về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh các ngành nghề đó phải đáp ứng các điều kiện nhất định vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng đồng. Các chủ thể kinh doanh sẽ được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh. Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng dưới hình thức giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng chỉ hành nghề, các văn bản và điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

  1. Quyền tự do hợp đồng

Các chủ thể kinh doanh có quyền tự do lựa chọn khách hàng, tự do đàm phán, thỏa thuận, thống nhất các điều khoản của hợp đồng, tự do thỏa thuận hình thức hay nội dung của hợp đồng. Quyền tự do giao kết hợp đồng còn được thể hiện trong các quy định về phạm vi những chủ thể có quyển giao kết hợp đồng. Tùy thuộc vào tính chất của từng loại hợp đồng, phạm vi của chủ thể có quyền giao kết hợp đồng có những sự khác nhau nhất định. Theo pháp luật hiện hành, các chủ thể hợp đồng đều có quyền tự do lựa chọn đối tác để giao kết hợp đồng, sự can thiệp về mặt ý chí đối với các chủ thể khi lựa chọn đối tác hợp đồng (cưỡng bức, đe dọa,…) đều bị coi là bất hợp pháp và sẽ dẫn đến hậu quả hợp đồng không có giá trị pháp lý. Các quy định về quyền tự do hợp đồng đã thể hiện rõ nát quyền tự do giao kết hợp đồng, quyền lựa chọn đối tác, quyền tự do thỏa thuận về nội dụng của hợp đồng cũng như quyền tự do thỏa thuận để thay đổi, đình chỉ hay hủy bỏ hợp đồng trong quá trình thực hiện hợp đồng. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Theo nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, các bên chủ thể giao kết hợp đồng được quyết định mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng, không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào kể cả Nhà nước được can thiệp, làm thay đổi ý chí của các bên chủ thể. Tuy nhiên, sự tự do ý chí của các bên chủ thể khi giao kế hợp đồng “không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”. Tức là sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng không được trải với điều cấm của pháp luật và những chuẩn mực đã được xã hội thừa nhận rộng rãi.

4. Quyền tự quyết định các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh

Khi tham gia vào hoạt động kinh doanh, chủ thể kinh doanh được quyền tự do lựa chọn mô hình kinh doanh cho mình từ việc quyết định về vốn đầu tư, chỉ cần mức vốn đó đáp ứng quy định về vốn pháp định tối thiểu nếu là kinh doanh một số ngành nghề đặc thù theo quy định. Bên cạnh đó, có thể quyết định điều chỉnh quy mô kinh doanh của mình thông qua việc huy động vốn.

Bên cạnh đó, các chủ thể kinh doanh được quyền tự lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, chỉ cần đảm bảo các quy định về loại hình đó như hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh hoặc trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

Các chủ thể kinh doanh có quyền tự do lựa chọn hình thức, cách thức huy động vốn thông qua việc chủ đầu tư quyết dịnh việc tăng vốn vay hay tăng vốn điều lệ; cách thức tăng vốn vay thông qua hợp đồng hay thông qua việc phát hành trái phiếu.

Việc tự do quyết định các vấn đề phát sinh trong linh vực sản xuất kinh doanh cũng được thể hiện qua việc các chủ thể được tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh. Dưới tác động của quy luật cạnh tranh và sự tự do hoá các hoạt động kinh tế, các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh là không tránh khỏi và pháp luật cho phép các chủ thể được tự do thoả thuận lựa chọn phương thực giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hoà giải, trọng tài thương mại hoặc giải quyết tranh chấp thông qua toà án.

5. Quyền tổ chức lại, rút lui khỏi thị trường

Việc doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là điều không mong muốn, nhưng trong kinh doanh, đó là quy luật tất yếu với những doanh nghiệp yếu kém, không đủ năng lực cạnh tranh và đó cũng là một trong những quyền tự do kinh doanh của các chỉ thể kinh doạnh. Giới nghiên cứu kinh tế đã gọi đây là sự sàng lọc tự nhiên đau đớn, nhưng cần thiết vì nó buộc các doanh nghiệp, người kinh doanh phải liên tục tái cơ cấu, cải thiện năng lực cạnh tranh để đáp ứng sự vận động của thị trường. Ngoài ra, trên thực tế cũng có nhiều doanh nghiệp chủ động rút lui khỏi lĩnh vực kinh doanh này để chuyển sang khởi nghiệp ở lĩnh vực khác tiềm năng hơn, phù hợp hơn, điều này giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường có 4 hình thức, gồm phá sản, giải thể, ngừng hoạt động và tạm ngừng kinh doanh.

6. Quyền tự do cạnh tranh lành mạnh.

Nền kinh tế Việt Nam với mục tiêu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, do đó chúng ta phải buộc tuân theo quy luật của nền kinh tế thị trường mà trong đó quy luật cạnh tranh là một thành tố không thể tách rời. Nội dung bảo đảm quyền tự do cạnh tranh chính là việc đảm bảo các điều kiện để canh tranh diễn ra lành mạnh và kiểm soát việc chống độc quyền trong kinh doanh. Các chủ thể kinh doanh được pháp luật bảo vệ nếu có hành vi cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Luật doanh nghiệp 2020 giữ lại kết cấu của Luật doanh nghiệp 2014 đồng thời có nhiều thay đổi về nội dung và là bước đột phá cho thời kỳ mới của doanh nghiệp, góp phần đưa quyền tự do kinh doanh được ghi nhận trong Điều 33 Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cẩm” vào cuộc sống.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *