TẠI SAO PHẢI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU?

TẠI SAO PHẢI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU?

Có thể nói việc hoạt động kinh doanh tốt là yếu tố thể hiện sự vững mạnh của cá nhân, cơ quan hay doanh nghiệp nhưng để nói đến hình ảnh để giúp khách hàng nhận ra sản phẩm (dù là hàng hóa hoặc dịch vụ) của mình là đâu thì nhãn hiệu là “tài sản” mà bất kì cá nhân, hay tổ chức, cơ quan cũng cũng mấy rất nhiều công sức, thời gian để gây dựng nên. Vậy, tại sao việc đăng ký nhãn hiệu lại quan trọng đến thế?


1. Nhãn hiệu là gì?

– Theo Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ nhãn hiệu được giải thích là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

– Theo khoản 3 Điều 6Luật Sở hữu trí tuệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, có thể hiểu nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau và tổ chức, cá nhân đó có quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chỉ khi được cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo thủ tục đăng ký hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

(Nhãn hiệu là gì? Tại sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?)

2. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

Theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

3. Vậy tại sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Một câu hỏi thường được đặt ra khi đăng ký nhãn hiệu là tại sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là căn cứ để xác định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của chủ sở hữu. Căn cứ này được thể hiện qua:

  • Văn bằng bảo hộ (hoặc đăng ký quốc tế) (để xác định phạm vi bảo hộ);

  • Thông tin liên quan đến hành vi xâm phạm quyền

Pháp luật không bắt buộc cá nhân, tổ chức phải đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là vô cùng quan trọng bởi các lý do sau:

Thứ nhất, xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu

Căn cứ tại Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:

a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Theo đó, cá nhân, tổ chức sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp sau khi thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Đây là Giấy tờ thể hiện nhãn hiệu của bạn đã được bảo hộ.

Ngoài ra chủ sở hữu nhãn hiệu đã được bảo hộ sẽ có các quyền tài sản sau đây:

– Sử dụng, cho phép hoặc ngăn cấm người khác sử dụng;

– Định đoạt đối với nhãn hiệu của mình.

Thứ hai, bảo vệ nhãn hiệu của mình khỏi các hành vi xâm phạm đến nhãn hiệu

Theo quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ, trường hợp không có sự cho phép của cá nhân, doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì các cá nhân, tổ chức khác không được quyền thực hiện các hành vi sau đây:

– Dùng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ được đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.

– Dùng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ được đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.

– Dùng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ được đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc.

– Dùng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, nếu sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc ấn tượng sai lệch về quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Do đó có thể tránh được việc làm nhái, sử dụng trái phép sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Thứ ba, nâng cao độ nhận diện, mang lợi nhuận thương mại

Khi tiến hành đưa sản phẩm ra thị trường thì việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chính là cách hạn chế các cá nhân, tổ chức khác sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho sản phẩm của các bên. Bên cạnh đó, khi nhãn hiệu đăng ký bảo hộ được công bố sẽ giúp nhãn hiệu được một bộ phận lớn khách hàng biết đến và có thể nhận diện được nhãn hiệu của doanh nghiệp với những nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức khác.

Ngoài ra, tránh trường hợp người khác sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của mình để trục lợi, các cá nhân, doanh nghiệp cũng có thể khai thác giá trị thương mại của nhãn hiệu bằng cách chuyển giao quyền sử dụng hoặc nhượng quyền để tạo thêm thu nhập cho doanh nghiệp mình.

Trên đây là giái đáp cho câu hỏi Tại sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu? Nếu có nhu cầu đăng ký bản quyền hình ảnh hoặc giải đáp thắc mắc liên quan, quý khách hàng vui lòng liên hệ thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỈNH PHONG

Địa chỉ: Số 108 Trần Đình Xu, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.HCM

Hotline: 0941 941 768

Email: luatdinhphong2020@gmail.com

   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *