THỦ TỤC YÊU CẦU CÔNG NHẬN, CHO THI THÀNH BẢN ÁN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

1. Thời hiệu

“Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật, người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn đến Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định cùng là thành viên hoặc Tòa án Việt Nam có thẩm quyền quy định tại Bộ luật này để yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự đó.”[1]

Trong trường hợp, có ra sự kiện bất khả kháng  hoặc trở ngại khách quan dẫn đến  không thể gửi đơn đến Bộ Tư Pháp Việt Nam, mà người làm đơn chứng minh được vì sự kiện trên mà không thể gửi đơn đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 432  thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn gửi đơn.

Tại Bộ luật tố tụng dân sự 2004, không có quy định về thời hiệu yêu cầu công nhận, thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam mà chỉ có quy định về thời hiệu gửi đơn yêu cầu không công nhận. Dưới góc nhìn cá nhân việc Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đưa quy định về thời hiệu yêu cầu công nhận thể hiện tính công bằng đối với tất cả các đương sự có liên quan cũng như tạo sự rành mạch trong việc thi hành hoặc không thi hành bản án nước ngoài.

2. Quy trình

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ bao gồm:

Đơn yêu cầu được quy định tại Điều 443 Bộ luật tố tụng dân sự 2015[2]

Các tài liệu gửi kèm theo được quy định tại Điều 434 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Quy định tại điều 343 đã chi tiết và cụ thể hơn so với Bộ luật tố tụng dân sựu 2004

Bước 2:  Chuyển hồ sơ cho toà án

Trường hợp Bộ Tư pháp nhận được đơn yêu cầu và giấy tờ, tài liệu ở bước 1 thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tư pháp phải chuyển cho Tòa án có thẩm quyền[3] rút ngắn hơn so với Bộ luật tố tụng dân sựu 2004 ( 07 ngày)

Bước 3: Thụ lí hồ sơ

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển đến hoặc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu và giấy tờ, tài liệu kèm theo do người có yêu cầu gửi đến, Tòa án căn cứ vào các điều 363, 364 (trả lại đơn) và 365( thụ lý) để xem xét, thụ lý hồ sơ và thông báo cho người có đơn yêu cầu, người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ tại Việt Nam, Viện kiểm sát cùng cấp và Bộ Tư pháp.[4]

Bước 4: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu

Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý[5]Tòa án ra một trong các quyết định sau đây:

  • Tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu;
  • Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu;
  • Mở phiên họp xét đơn yêu cầu.

Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án có quyền yêu cầu người được thi hành giải thích những điểm chưa rõ trong đơn; yêu cầu Tòa án nước ngoài đã ra bản án, quyết định giải thích những điểm chưa rõ trong hồ sơ thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Văn bản yêu cầu giải thích được gửi qua đường bưu chính chứ không cần thông qua Bộ tư pháp như quy định trước đây điều này rút ngắn thời gian nhận được thư yêu cầu và trả lời đối với đương sự cũng như tiết kiệm được chi phí, tránh sự rườm rà trong thủ thủ tục

Bước 5: Mở phiên họp xét đơn yêu cầu

Tòa án phải mở phiên họp trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu.[6]

Hội đồng có quyền ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc quyết định không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài (quyết định theo đa số)[7]

Nếu Bộ luật tố tụng dân sự 2004 có quy định nếu người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ; nếu họ vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên họp thì chỉ cần những đối tượng trên vắng mặt lần thứ nhất sẽ phải hoãn phiên họp,  trường hợp phiên họp diễn ra tiếp khi người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có đơn yêu cầu Tòa án xét đơn vắng mặt hoặc người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt

 Bước 6: Gửi quyết định của toà án

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định quy định tại khoản 5 Điều 438 của Bộ luật tố dụng dân sự 2015, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát cùng cấp.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ việc giải quyết đơn theo quy định tại khoản 3 và 4 của điều 438 Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát cùng cấp.

Bước 7: Kháng cáo kháng nghị

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ xét đơn yêu cầu và 15 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, đương sự, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo quyết định đó; trường hợp đương sự, người đại diện hợp pháp của họ không có mặt tại phiên họp xét đơn yêu cầu thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được quyết định đó. Đơn kháng cáo phải nêu rõ lý do và yêu cầu kháng cáo.

Bước 8: Xét kháng cáo kháng nghị[8]

Thời hạn: 01 háng, kể từ ngày nhận được hồ sơ; trường hợp cần phải yêu cầu giải thích theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 437 của Bộ luật tố tụng dân sự thì thời hạn này được kéo dài, nhưng không quá 02 tháng.

Phiên họp xét lại quyết định bị kháng cáo, kháng nghị được tiến hành như phiên họp xét đơn yêu cầu quy định

Quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định và có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Quy trình yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam:

3. Thẩm quyền giải quyết

  • Toà án nhân dân cấp tỉnh[9]
  • Toà án theo lãnh thổ[10]
  • Tuỳ theo từng vụ việc

4. Hệ quả pháp lí:

Tòa án chỉ được kiểm tra, đối chiếu bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu với các quy định tại Chương XXXV và Chương XXXVI của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để làm cơ sở cho việc ra quyết định công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản án, quyết định đó.

[1] Khoản 1 điều 432 Bộ luật tố dụng dân sự 2015

[2] a) Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành, người đại diện hợp pháp của người đó; nếu người được thi hành án là cơ quan, tổ chức thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó;

b) Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người phải thi hành; nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp người phải thi hành là cá nhân không có nơi cư trú hoặc nơi làm việc tại Việt Nam, người phải thi hành là cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam;

c) Yêu cầu của người được thi hành; trường hợp bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài đã được thi hành một phần thì người được thi hành phải ghi rõ phần đã được thi hành và phần còn lại có yêu cầu công nhận và cho thi hành tiếp tại Việt Nam.

Đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.

[3] Điều 345 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015

[4] Điều 346 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

[5] Khoản 3 điều 347 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015

[6] Khoản 3 điều 347 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015

[7] Điều 347 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

[8] Điều 443 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015

[9] Điều 37 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015

[10] Điều 39 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015

Luật Đỉnh Phong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *