CHỦ THỂ NÀO CÓ QUYỀN YÊU CẦU CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH ÁN TẠI VIỆT NAM BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI?

Theo BLTTDS 2015, người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, nếu cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu. Cụ thể:

Điều 425. Quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài

1. Người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài, nếu cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài có tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu.

Như vậy, theo quy định chỉ người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ mới được quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam không công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, người được thi hành vì một lý do nào đó, không muốn công nhận bản án, quyết định tại Việt Nam thì cũng không có cơ sở pháp lý để yêu cầu.

Căn cứ quy định trên, nếu như một chủ thể khác mà Tòa án Việt Nam cho rằng không phải là người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ nộp đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài thì có khả năng Tòa án Việt Nam sẽ từ chối thụ lý giải quyết đơn yêu cầu vì lý do họ không có quyền yêu cầu, trong trường hợp này ngoài cách từ chối thụ lý ra thì Tòa án Việt Nam không có căn cứ nào để thụ lý giải quyết do pháp luật không cho phép, nếu Tòa án Việt Nam thụ lý để giải quyết thì việc giải quyết là trái luật.

Cho đến nay chưa có văn bản hướng dẫn nào của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn như thế nào là người phải thi hành và trong thực tế đã có những bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài Tòa án không thể xác định bên nào là người phải thi hành, chẳng hạn như các bản án, quyết định về quan hệ hôn nhân và gia đình mà trong đó Tòa án chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn, bởi vì trong bản án, quyết định ly hôn thì người chồng hay người vợ Tòa án giải quyết cho họ ly hôn, nếu một trong hai có yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài thì họ đều là người được thi hành. Mặc khác, không phải bao giờ người yêu cầu Tòa án Việt Nam không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài cũng là người phải thi hành. Thực tế, có trường hợp chính người được thi hành muốn yêu cầu Tòa án Việt Nam không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài vì bản án, quyết định này có lợi cho họ.

Theo quy định thì người phải thi hành không được quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, nhưng họ có quyền làm đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài (Điều 445 BLTTDS 2015). Tuy nhiên, việc yêu cầu không công nhận sẽ rất rủi ro, việc tranh chấp xảy ra tại rất nhiều nơi và mỗi quốc gia sẽ áp dụng luật của quốc gia mình để giải quyết nên việc yêu cầu không công nhận sẽ rất khó khăn bởi vì việc xét xử của Tòa án dựa trên căn cứ pháp luật quốc gia, hiện nay pháp luật các quốc gia cũng tương đối xích lại gần nhau và các quốc gia có ký kết với nhau các hiệp định hỗ trợ tư pháp nên việc yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự sẽ rất khó khăn và rất có thể Tòa án sẽ không chấp nhận yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của người phải thi hành.

Trong trường hợp cùng một lúc người được thi hành nộp đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài và người phải thi hành yêu cầu không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài đối với phán quyết của Tòa án nước ngoài thì khả năng để Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành sẽ cao hơn rất nhiều, bởi vì nếu phán quyết không trái gì với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì Tòa án Việt Nam sẽ công nhận và cho thi hành; về nguyên tắc bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài để được xét xử ra bản án thì phải dựa vào các tài liệu, chứng cứ mới ra được phán quyết nên phán quyết đó cần phải được xem xét công nhận nếu không trái các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Vì vậy, yêu cầu công nhận tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài sẽ dễ dàng hơn, nếu Tòa án Việt Nam xem xét phán quyết của Tòa án nước ngoài không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì phán quyết định có thể được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Đối với yêu cầu không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài thì người yêu cầu phải chứng minh phán quyết của Tòa án nước ngoài trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều này rất khó khăn.

Đồng thời, quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài cũng không thể được xem là đối trọng với quyền được yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, trong trường hợp này pháp luật Việt Nam đã chưa dự tính đến tình huống người phải thi hành chấp nhận thi hành để vụ việc không bị bên kia tiếp tục khởi kiện tại Việt Nam hoặc khởi kiện tại Tòa án một nước khác hoặc bên kia yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án của Tòa án nước ngoài bất lợi hơn cho người phải thi hành nhằm tìm kiếm một phán quyết có lợi hơn cho họ nên BLTTDS 2015 mới quy định như vậy.

Do đó, rất cần thiết phải có văn bản hướng dẫn cụ thể hoặc có điều chỉnh pháp luật phù hợp để BLTTDS 2015 có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các đương sự, bởi vì khi tham gia tố tụng thì các đương sự đều có quyền ngang nhau.

Luật Đỉnh Phong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *