– Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam:
Theo Khoản 5, Điều 27; Khoản 9 Điều 29; Khoản 4 Điều 31; Khoản 3 Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: Yêu cầu không công nhận và cho thi hành bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
– Thẩm quyền về cấp: Theo quy định tại Điều 37 BLTTDS thì yêu cầu không công nhận bản án, nước ngoài tại Việt Nam thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Điều 37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.
– Thẩm quyền về lãnh thổ: được quy định tại điểm d, Khoản 2, Điều 39 BLTTDS 2015
Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
…
d) Tòa án nơi người phải thi hành bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành án là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành án có trụ sở, nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài;
Như vậy, đối với yêu cầu không công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án cấp tỉnh nơi người phải thi hành bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành án là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành án có trụ sở, nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài;
Luât Đỉnh Phong
Bài viết liên quan:
Thời hiệu yêu cầu không công nhận Bản án, Quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam
Thủ tục yêu cầu công nhận, cho thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam