Anh Nguyễn Tấn A hỏi: “Doanh nghiệp của tôi hoạt động một nơi khác, chỉ đặt trụ sở chính để hiện thị trên giấy phép hoạt động chứ không hoạt động tại trụ sở đã đăng ký thì có bị xử phạt không? Hậu quả của việc không hoạt động tại trụ sở chính đó là gì?“
Để trả lời cho câu hỏi trên, căn cứ theo Luật doanh nghiệp 2020, Luật Quản lý thuế 2019 và các Nghị định liên quan điều chỉnh đến doanh nghiệp. Thì doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở chính sẽ có hậu quả như sau:
1. Bị xử phạt vi phạm hành chính
Doanh nghiệp có hành vi kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
2.. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.
(Trừ trường hợp công ty có đăng ký hoạt động kinh doanh cho địa điểm kinh doanh khác trụ sở kinh doanh.)
2. Bị đóng mã số thuế
Khi cơ quan thuế sẽ tiến hành xác minh tình trạng hoạt động của doanh nghiệp và xác định doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, sau một thời hạn nhất định, cơ quan thuế sẽ thực hiện đóng mã số thuế của doanh nghiệp. Căn cứ điểm d, khoản 2 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019.
Điều 39. Chấm dứt hiệu lực mã số thuế
2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
…
d) Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
Đồng nghĩa với việc Doanh nghiệp bị đóng mã số thuế, không được phép xuất hóa đơn, hóa đơn được xuất trong trường hợp này không có giá trị sử dụng.
3. Không được mua hóa đơn của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp thuộc diện mua hóa đơn.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc sau khi nhận được đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in của doanh nghiệp, thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp sẽ xuống trụ sở của doanh nghiệp để kiếm tra và đưa ra Thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặt in. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không có hoạt động thực tế tại địa điểm kinh doanh đã đăng ký thì sẽ không được chấp thuận đặt in hóa đơn. (Khoản 4 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC)
4. Không được khấu trừ thuế GTGT
Doanh nghiệp sẽ không được khấu trừ thuế nếu hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như: tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán (trừ trường hợp cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dưới hình thức ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác mà hóa đơn mang tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền). Căn cứ khoản 15 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
Điều 14.Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
…
15. Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp:
– Hóa đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hóa đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT);
– Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán;
– Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua nên không xác định được người mua (trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 12 Điều này);
– Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo);
– Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi.
Vì vậy sẽ không được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN với những chi phí liên quan tới địa điểm kinh doanh không đăng ký kinh doanh vì không có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp
Luật Đỉnh Phong